02/06/2023

Dữ liệu thiết bị GSHT không “chết”: Thực trạng và phương pháp

Với thiết bị giám sát hành trình (GSHT), cơ quan quản lý chỉ cần ngồi một chỗ có thể biết được DN hoạt động đúng bản chất xe hợp đồng hay không.

Thế nhưng, thực tế lại không phải như vậy. Báo Giao thông trao đổi với ông Đỗ Công Thủy, Phó phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN xung quanh vấn đề khai thác hiệu quả dữ liệu này.

Có công cụ xử lý, xe dù vẫn hoành hành

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả trong thực tế của quy định lắp thiết bị GSHT trên xe kinh doanh vận tải?

Quy định lắp đặt thiết bị GSHT trên xe kinh doanh vận tải đã trải qua 8 năm thực hiện. Các thông tin về tốc độ, vị trí, hành trình, số lần dừng xe, thời gian lái xe được cập nhật liên tục, giúp doanh nghiệp vận tải nắm bắt được hoạt động của phương tiện 24/24h, chấn chỉnh kịp thời vi phạm của lái xe.

Trên hệ thống của cục đã tiếp nhận dữ liệu của gần 950.000 xe kinh doanh vận tải. Các sở GTVT có thể trích xuất dữ liệu xử lý các vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe, xe không truyền dữ liệu, giám sát được phương tiện do mình cấp phù hiệu, phương tiện của địa phương khác đang hoạt động trên địa bàn.

Trong 3 năm gần đây, qua thiết bị GSHT đã thu hồi phù hiệu, biển hiệu trên 35.000 trường hợp vi phạm.

Nhưng thời gian qua, tình trạng xe dù, bến cóc vẫn tồn tại, thậm chí nở rộ khiến nhiều người cho rằng thiết bị GSHT hoạt động chưa hiệu quả, ý kiến của ông thế nào?

Hiện nay, có đến 80% số lượng doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ lẻ, có dưới 5 xe. Hai đối tượng này lắp quá nhiều thiết bị GSHT của các nhà cung cấp khác nhau.

Cũng có tình trạng lái xe cố tình can thiệp vào hoạt động của thiết bị như: Phá sóng, rút ăng ten, sử dụng công tắc để bật tắt thiết bị…

“Lực bất tòng tâm”

Những điều ông vừa nói có phải là nguyên nhân cốt lõi khiến thiết bị GSHT chưa phát huy hiệu quả?

Theo quy định, Cục Đường bộ VN chịu trách nhiệm xây dựng kho tiếp nhận dữ liệu cũng như đưa ra các giải pháp phân tích dữ liệu để đưa ra kết quả. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay chỉ có 1 năm được bố trí kinh phí từ ngân sách. Đơn vị xây dựng hệ thống đang rất vất vả hỗ trợ duy trì.

Một số thời điểm hệ thống quá tải nhưng không được nâng cấp kịp thời, dẫn đến khai thác dữ liệu bị chậm.

Dữ liệu truyền về với khối lượng khổng lồ, từ 5 – 10 giây về một bản tin, trong khi từ lúc đưa vào sử dụng đến nay, hệ thống chưa một lần được cải tiến, cập nhật tính năng mới.

Có thể nói, chúng tôi đang lực bất tòng tâm.

Vừa qua, hệ thống GSHT phát hiện xe hợp đồng vi phạm tốc độ hơn 2.000 lần trong một tháng. Tình trạng này sẽ được khắc phục thế nào?

Theo quy định hiện nay, khi vi phạm tốc độ 5 lần/tháng mới bị thu hồi phù hiệu. Để đảm bảo tính kịp thời, thời gian tới khi sửa Nghị định 10 và nâng cấp hệ thống thiết bị GSHT sẽ điều chỉnh theo hướng, khi phát hiện xe vi phạm 3 lần trong ngày sẽ thu hồi phù hiệu ngay mà không đợi đến cuối tháng tổng hợp, tính toán mới xử lý. Xe bị thu hồi phù hiệu sau 30 ngày mới cấp lại, thay vì 3 ngày như hiện nay.

Không để dữ liệu “chết”

Thông qua thiết bị GSHT, các thông tin về tốc độ, vị trí, hành trình, số lần dừng xe, thời gian lái xe được cập nhật liên tục, giúp doanh nghiệp vận tải nắm bắt được hoạt động của phương tiện 24/24h, chấn chỉnh kịp thời vi phạm của lái xe. Ảnh: Tạ Hải

Những bất cập đã kéo dài nhiều năm, không lẽ chúng ta cứ mãi để một loại dữ liệu hữu ích như vậy trở thành dữ liệu “chết”?

Trong tháng 5 này, Cục Đường bộ VN sẽ trình sửa đổi Nghị định 10 để tháo gỡ các vướng mắc. Cục cũng báo cáo Bộ GTVT sớm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống để đáp ứng yêu cầu quản lý.

Cục Đường bộ VN đã xây dựng và trình Bộ GTVT đề án tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự kiến, Bộ GTVT sẽ phê duyệt trong tháng 6 này.

Trong đó, giải pháp được đưa ra là xây dựng hệ thống quản lý vận tải thống nhất, bao gồm dữ liệu (như dữ liệu từ thiết bị GSHT, camera, dữ liệu hợp đồng vận chuyển), lệnh vận chuyển, giấy vận chuyển theo từng chuyến xe. Hệ thống này sẽ kết nối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT, hệ thống đăng kiểm, hệ thống GPLX.

Từ đó, có thể thống kê được ngay các trường hợp vi phạm đến từng phương tiện, lái xe và nghiên cứu cơ chế để xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay vi phạm về thời gian lái xe liên tục chưa được kết nối với dữ liệu GPLX nên mới chỉ biết được biển số xe chứ không biết ngay được lái xe đó là ai.

Đó là hệ thống chung, còn riêng đối với thiết bị GSHT sẽ thế nào, thưa ông?

Trong hệ thống quản lý vận tải sẽ nghiên cứu nâng cấp hệ thống GSHT và bổ sung các tính năng cập nhật theo quy định tại Nghị định 10/2020. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất sửa Quy chuẩn thiết bị GSHT để bổ sung thêm công nghệ mới cũng như kiểm chuẩn thiết bị để có thể dùng xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với kiểm soát xe hợp đồng trá hình, sẽ có báo cáo cụ thể, phân tích rõ các điểm đầu, điểm cuối trùng lặp. Hiện nay, hệ thống GSHT chưa kiểm soát được. Tới đây, hệ thống GSHT sẽ được bổ sung tính năng để dẹp bỏ tình trạng này.

Hệ thống GSHT sẽ được kết nối với hệ thống thu phí tự động không dừng và hệ thống camera trên các tuyến đường.

Khi xe chạy qua hệ thống thu phí, nếu không truyền dữ liệu sẽ được xác định ngay là không truyền dữ liệu về hệ thống GSHT. Từ đó, xử lý ngay mà không cần phải xác minh. Tính năng để kiểm soát thời gian làm việc lái xe trong ngày cũng sẽ được cải thiện để xử lý vi phạm.

Hiện nay Công Ty Cổ phần Giải pháp MIG đã sản xuất và phân phối sản phẩm thiết bị giám sát hành trình MIG 4G Series, cam kết đạt quy chuẩn của Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo về chất lượng và giá thành hợp lý, đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn hỗ trợ về sản phẩm và lắp đặt sớm nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP MIG

Xem thêm gian hàng tại: https://store.mig.com.vn/

Website: mig.com.vn

Email: contact@mig.com.vn

SĐT: 0835999080

Địa chỉ: BT2-15, KĐT Mới Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.