16/01/2024

Uống nước trái cây lên men, lái xe có vi phạm nồng độ cồn không?

Uống nước trái cây lên men, lái xe có thể bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn là thông tin được nhiều người quan tâm. 

Dưới đây, MIG sẽ giải đáp tại sao uống nước trái cây không mắc lỗi vi phạm nồng độ cồn.

Uống nước trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn?

Ethanol, là thành phần chính xuất hiện trong các đồ uống cồn như bia, rượu. Ngoài ra, các loại hoa quả khi để chín quá mức sẽ chuyển hóa Ethanol sau một khoảng thời gian, biến chúng thành sản phẩm chứa cồn. Ví dụ, ủ nho, ủ dâu lên men để có rượu nho.

nước trái cây lên men

Nước trái cây lên men có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Một số trái cây, thậm chí một số loại siro cũng có khả năng lên men sau khi ăn. Bạn có thể nhận biết qua vị giác. Bởi khi lên men chúng sẽ có mùi cồn rất đặc trưng.

Những người sử dụng nước trái cây lên men, thực tế đã tiêu thụ sản phẩm chứa cồn. Do đó, máy đo vẫn có thể phát hiện nồng độ cồn trong khoang miệng của bạn.

Điều khiển phương tiện giao thông khi máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm quy định của Pháp luật. Người tham gia giao thông có thể bị xử phạt theo các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

 

Uống nước trái cây lên men có bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn?

Từ 2019, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn trong máu lái xe.

Nhiều người lo ngại rằng không uống rượu hay bia, vẫn có thể bị phạt do uống nước trái cây lên men, ăn trái cây lên men,… khiến trong máu có nồng độ cồn. Điều này dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện bị xử phạt “oan” khi cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra.

cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Nồng độ cồn trong trái cây lên men chưa đủ để xử phạt

Thực tế, một số thực phẩm và đồ uống không phải bia, rượu cũng chứa cồn. Tuy nhiên, thức ăn tự nhiên khó tạo ra cồn. Thức ăn tự nhiên là axit hữu cơ, quá trình hấp thụ diễn ra khá chậm, làm giảm khả năng cồn tồn tại trong hơi thở.

Uống nước trái cây lên men rồi lái xe, uống sirô ho,… có lượng cồn rất ít. Chúng có thể để lại một lượng nhỏ cồn trong cơ thể, nhưng hàm lượng rất nhỏ và không đáng kể. Nồng độ cồn này không đủ để bị xử phạt.

Thông thường, khi uống nước trái cây lên men, sau 15-30 phút nồng độ cồn đã giảm đáng kể. Do đó, bạn không cần lo ngại bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn

 

Xem ngay: Mức phạt cho xe máy vượt quá tốc độ dịp Tết 2024? 

 

Nồng độ cồn trong một số trái cây, thực phẩm

Ngoài nước trái cây, Ethanol còn có trong một số trái cây và thực phẩm khác nhau. Cụ thể:

nước táo lên men

Các sản phẩm có lượng đường và tinh bột cao sẽ chứa nhiều ethanol hơn

– Nước nho có hàm lượng cao nhất, nằm trong khoảng từ 0,29 đến 0,86g/L.

– Nước táo có hàm lượng ethanol dao động từ 0,06 đến 0,66g/L.

– Nước cam có hàm lượng ethanol từ 0,16 đến 0,73g/L/

– Chuối chín chứa hàm lượng ethanol 0,02g/100g. Chuối chín kỹ là 0,04g/100g

– Lê chín cũng có mặt trong bảng thành phần này với hàm lượng 0,04g/100g.

Ngoài ra, các sản phẩm đóng gói có hàm lượng tinh bột cao đều chứa Ethanol. Như bánh mì kẹp thịt (1,28g/L) và bánh mì cuộn sữa (1,21g/L).

 

Kết luận

Trên đây, MIG đã cung cấp thông tin chi tiết uống nước trái cây lên men thì lái xe có vi phạm nồng độ cồn hay không?

Vào dịp lễ Tết, bạn hãy nói không với rượu bia và đồ uống có nồng độ cao để tránh bị xử phạt, đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân.