20/02/2024

Các mẹo giảm nồng độ cồn trong hơi thở có tác dụng thật không?

Sau khi sử dụng đồ uống có cồn, nhiều người tìm các mẹo giảm nồng độ cồn trong hơi thở để tham gia giao thông, né tránh việc bị xử phạt. Tuy nhiên, những biện pháp này có thực sự hiệu quả? 

Theo dõi bài viết dưới đây, MIG sẽ cung cấp những sự thật về các cách giảm nồng độ cồn có tác dụng thật không.

Giảm nồng độ cồn bằng cách súc miệng, đánh răng

Nhiều người truyền tai nhau sau khi uống rượu bia, sử dụng nước súc miệng hoặc đánh răng kỹ sẽ loại bỏ nồng độ cồn trong hơi thở. Làm theo cách này giúp họ không bị xử phạt bởi các trạm kiểm tra của cảnh sát giao thông.

xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Súc miệng, đánh răng vẫn bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn

Tuy nhiên, theo Bộ Y Tế, điều này là hoàn toàn không chính xác. Hơi thở được đo trong máy là hơi thở từ phổi, không phải từ họng hay miệng. Bởi vậy, dù bạn có cố gắng đánh răng, súc miệng cẩn thận trước khi lái xe, nồng độ cồn vẫn sẽ được phản ánh đúng tại thời điểm kiểm tra.

 

Mẹo giảm nồng độ cồn bằng cách ăn kẹo cao su

Các sản phẩm như xịt thơm, kẹo thơm miệng, singum hương vị bạc hà sau khi sử dụng có thể che lấp đi mùi rượu. Bởi chúng có thể kích thích tăng tiết nước bọt và giúp bạn loại bỏ mùi bia rượu đã uống. 

ăn kẹo cao su

Kẹo cao su chỉ làm giảm mùi cồn chứ không giảm nồng độ

Nhưng bạn cần lưu ý rằng chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Kẹo cao su hay xịt thơm miệng chỉ làm bớt đi mùi cồn. Chúng không thể xóa đi hàm lượng cồn bạn đã tiêu thụ. Nói cách khác, việc sử dụng những sản phẩm này chỉ giúp khoang miệng của bạn sạch sẽ hơn. Mẹo này không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra nồng độ cồn thực tế.

 

Hút thuốc lá trước khi thổi để giảm nồng độ cồn

hút thuốc lá

Không nên hút thuốc để giảm nồng độ cồn

Hút thuốc lá át đi mùi rượu bia, làm giảm nồng độ cồn? Hoàn toàn không phải. Biện pháp này thậm chí còn gây phản tác dụng. Bởi nó làm tăng độ cồn trong hơi thở của bạn.

Khi hút thuốc lá, khí Acetaldehyde được tạo ra. Đây là một loại khí được máy đo sử dụng làm tiêu chuẩn để đo nồng độ cồn trong máu. Bởi vậy, việc hút thuốc lá có thể làm tăng nồng độ cồn trên máy đo. Vì thế làm cho kết quả kiểm tra nồng độ cồn cao hơn so với lượng rượu bia đã uống.

>>> Xem thêm: Mất bao lâu để hết nồng độ cồn? Bị phát hiện thì phạt bao nhiêu tiền?

 

Thổi nhẹ, hít ngược khí vào phổi khi đo

Để tránh bị xử phạt khi bị kiểm tra nồng độ cồn, nhiều người chia sẻ những bí quyết như không thổi hoặc thổi nhẹ, hít ngược khí vào phổi nhằm làm máy đo “nhầm lẫn”. Họ cho rằng làm như vậy, máy không phát hiện được cồn trong hơi thở.

công an thổi phạt nồng độ cồn

Thổi nhẹ hoặc hít ngược không làm nồng độ cồn trong hơi thở giảm đi

Cách này hoàn toàn không có hiệu quả như bạn nghĩ. Máy đo nồng độ cồn hoạt động dựa trên nguyên lý cảm biến áp suất. Máy có khả năng phát hiện sự chuyển động của các luồng khí. Khi khí thổi quá nhẹ không đủ mẫu thử, máy sẽ không đưa ra kết quả. Cơ quan chức năng sẽ phát hiện ngay nếu bạn cố tình thổi nhẹ.

 

>>> Xem thêm: Không đủ tiền nộp phạt vi phạm nồng độ cồn, có trả góp được không?

 

Mẹo giảm nồng độ cồn: nín thở/thở gấp trước khi thổi

Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế, việcthở gấp trong 20 giây ngay trước khi kiểm tra nồng độ cồn có thể giảm chỉ số cồn tới 10%.

Nhưng biện pháp này không được khuyến cáo áp dụng. Bạn có thể bị thiếu oxy, chóng mặt sau khi vận động mạnh. Hơn nữa, nếu bạn nín thở quá 30 giây trước khi thổi vào máy đo, máy có thể báo chỉ số tăng lên, dẫn đến việc phản tác dụng.

 

Kết luận

Trên đây, MIG đã đưa ra sự thật về các mẹo giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Không có mẹo giảm nồng độ cồn nào thực sự có tác dụng. Khi lái xe, bạn nên tuân thủ quy định không sử dụng rượu bia để đảm bảo an toàn giao thông.