11/05/2024

Xử phạt nồng độ cồn là gì? “Tất tần tật” mức phạt nồng độ cồn mới nhất

Uống rượu bia khi lái xe mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các mức xử phạt cho người vi phạm nồng độ cồn là rất cao. Trong bài viết này, MIG sẽ tổng hợp “ Tất tần tật các mức phạt nồng độ cồn theo quy định mới” mà bạn cần nắm rõ.

 

Vi phạm nồng độ cồn là gì?

Vi phạm nồng độ cồn là hành vi lái xe khi có hàm lượng cồn trong máu vượt quá mức quy định được xác định bởi cơ quan quản lý giao thông. 

Mức nồng độ cồn được đo bằng đơn vị milligram (mg) cồn trên 100 milliliters (ml) máu hoặc milligrams trên một lít khí thở.

Nồng độ cồn cao có thể gây ra mất kiểm soát, giảm phản xạ, và làm suy giảm khả năng quan sát giao thông. Việc vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử lý bằng nhiều cách. 

Cụ thể như áp đặt các biện pháp phạt như mất giấy phép lái xe, phạt tiền, thậm chí là tù, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

 

Các mức xử phạt nồng độ cồn theo quy định mới

Đối với xe máy

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt nồng độ cồn với xe máy như sau:

  xử phạt nồng độ cồn với xe máy

Vi phạm nồng độ cồn khi di chuyển bằng xe máy

• Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Phạt tiền: Từ 2 triệu đồng – 3 triệu đồng; Tước giấy phép lái xe: Từ 10 tháng đến 12 tháng.

• Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền: Từ 4 triệu đồng – 5 triệu đồng; Tước giấy phép lái xe: Từ 16 tháng đến 18 tháng.

• Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền: Từ 6 triệu đồng – 8 triệu đồng; Tước giấy phép lái xe: Từ 22 tháng đến 24 tháng.

>>> Xem ngay: Uống nước trái cây lên men, lái xe có vi phạm nồng độ cồn không?

Đối với ô tô

Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt nồng độ cồn với ô tô như sau:

xử phạt nồng độ cồn với ô tô

Vi phạm nồng độ cồn khi di chuyển bằng oto

• Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền: Từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng; Tước giấy phép lái xe: Từ 10 tháng đến 12 tháng.

• Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền: Từ 16 triệu đồng – 18 triệu đồng; Tước giấy phép lái xe: Từ 16 tháng đến 18 tháng.

• Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền: Từ 30 triệu đồng – 40 triệu đồng; Tước giấy phép lái xe: Từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đối với xe đạp

Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt nồng độ cồn với ô tô như sau:

xử phạt nồng độ cồn với xe đạp

Thổi nồng độ cồn khi di chuyển bằng xe đạp

• Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Phạt tiền: Từ 80.000 đồng – 100.000 đồng.

• Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu. Hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Phạt tiền: Từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.

• Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Phạt tiền: Từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.

 

Có thể thấy, vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ an toàn cho chính bạn và những người tham gia giao thông, đã uống rượu bia, tuyệt đối không lái xe.

Ngoài ra, để giám sát hành trình trên đường, bạn cũng nên lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe. Các thiết bị hỗ trợ như Safe Moto MIG có đa dạng tính năng định vị, chống trộm, giám sát hành trình, cảnh báo an ninh sẽ giúp bạn có những chuyến đi an toàn.

 

Kết luận:

Hy vọng rằng, MIG đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về các mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn, từ đó nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn, đúng luật.